So sánh giữa Cloud Server và Dedicated Server

5 năm trước

tuy nhiên không phải ai cũng phân biệt và so sánh được giữa những server này để biết cách sử dụng chúng một cách hiệu quả. Vậy bài viết sau đây sẽ giúp bạn thực hiện được điều đó.
 
Khái niệm Server
Để hiểu được Cloud server, dedicated server thì đầu tiên chúng ta phải hiểu Server là gì? Internet đã quá quen thuộc với chúng ta, cuộc sống hiện đại không thể thiếu Internet, vậy mỗi khi bạn truy cập vào một trang web nào đó trên mạng Internet thì những thông tin, bài viết, trang web này đều được lưu trên các server. Để website có thể hoạt động được thì bạn cũng cần phải có server.
Hiện nay, Server cũng được phân ra thành nhiều loại như Cloud server, sử dụng công nghệ điện toán đám mây hay dedicated server lại sử dụng máy chủ vật lý.

 

Caption

 

Khái niệm Dedicated server
Dedicated server chủ là một máy chủ vật lý chạy trên máy tính như máy tính bàn và có sự hỗ trợ của các thiết bị kết nối khác như CPU, RAM, SSD, card,...
Dedicated server không thể mở rộng hay thu hẹp một cách linh hoạt mà nó chỉ bao gồm một máy chủ để lưu trữ thông tin trong đó, nên nó cũng không có khả năng dự phòng hay thay thế bằng một thiết bị khác nếu trong trường hợp bị mất thông tin.
Nếu xét về chi phí thì việc đầu tư chi phí mua máy của dedicated server, chi phí bão dưỡng cũng đều khá cao nếu bạn muốn sở hữu nhiều dedicated server cùng một lúc để lưu trữ được nhiều thông tin, thực hiện nhiều chức năng hơn.

Khái niệm Cloud server
Cloud server là dịch vụ được sử dụng nhiều nhất hiện nay, hoạt động dựa trên công nghệ Cloud computing hay còn gọi là điện toán đám mây đang rất được ưa chuộng và có nhiều lợi thế hiện nay.
Cloud server cũng có thể kết hợp được nhiều dedicated server lại với nhau qua hệ thống lưu trữ SAN để tích hợp nhiều chức năng tiện ích từ các máy chủ mang lại.
Cloud server hoạt động buộc phải có mạng Internet vì nó lưu trữ và quản lý thông ở công cụ thông qua mạng Internet do đó khả năng lưu trữ của nó rất lớn, tính linh hoạt cực cao, bất kỳ ở đâu thời điểm nào bạn cũng có thể lấy được thông tin mà không cần phải đến máy chủ.
Không những thế, cloud server có độ rủi ro thấp, khả năng dự phòng lớn do dữ liệu được lưu trữ ở nhiều địa chỉ, trong trường hợp bị mất thông tin bạn vẫn có khả năng lấy lại được.
Mặc dù có nhiều tiện ích như vậy nhưng cloud server lại đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu, chi phí sử dụng thấp.